<H2> ĐẠI KIỆN CAN sản phẩm được bào chế theo công thức của thầy Nguyễn Văn Toại.Thầy là Trưởng khoa Lão Bệnh viện Y Học Cổ Truyền Trung Ương.Phó trưởng bộ môn Y Học Cổ Truyền Đại Học Y Hà Nội.Nhân dân ta từ xa xưa đã biết sử dụng tính dược liệu của Diệp Hạ Châu, song mãi đến ngày nay mới biết được đến tính chất khoa học của nó, do các chuyên gia nghiên cứu trong phòng thí nghiệm… và nay đã triển khai thành một sản phẩm “công nghệ cao”.Nhận thấy được kết quả tuyệt vời mà thảo dược Diệp Hạ Châu mang lại, Lương Y Nguyễn Văn Toại – Trưởng khoa Lão Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Trung Ương – Phó trưởng bộ môn y học cổ truyền đại học y Hà Nội được xem là một trong những bậc Thầy về Đông Y – đã dành hết tâm huyết nhiều năm nghiên cứu của mình để tìm hiểu và kết hợp với một số thảo dược khác để cho ra công thức khắc chế đưa viêm gan ,… mang tên Đại Kiện Can.– Thành phần và hàm lượng: Đại kiện can được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên với các thành phần:Diệp hạ châu ................... hàm lượng 1200mg. Giảo cổ lam ...................... hàm lượng 720mg. Nhân trần .......................... hàm lượng 600mg. Ích mẫu .............................. hàm lượng 480mg. Chi tử .................................. hàm lượng 240mg. Phụ liệu: magie stearat, tinh bột sắn vừa đủ 1 viên. Vỏ nang cấu tạo từ lớp gelatin.– Dạng bào chế và đóng gói: Dạng bào chế viên nang cứng 60 viên x 1 lọ(hộp).Diệp hạ châu: hay còn có tên gọi khác là cây chó đẻ Răng cưa, tên khoa học là Phyllanthus urinaria, thuộc họ thầu dầu. cây phân bố nhiều ở khu vực Nam Mỹ, và một số các quốc gia Châu Á như Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Việt Nam…. Đây là cây thảo sống quanh năm, thân thẳng đứng hoặc mọc bò dài tầm 80cm, toàn bộ phận của cây đều được dùng làm thuốc, thu hoạch bất cứ thời gian nào trong năm. Ông cha ta đã sử dụng diệp hạ châu làm thuốc từ xa xưa, theo y học cổ truyền diệp hạ châu có tính vị mát, hơi đắng quy vào kinh can, phế. Có công năng chủ trị là thanh can lương huyết, giải độc thanh nhiệt, trong y học hiện đại, các nhà khoa học đã gọi đây là vị thuốc thần dược của bệnh gan, ngoài ra còn có tác dụng kháng viêm, giải độc, diệt khuẩn, giảm đau; nâng cao sức đề kháng, giúp chữa trị các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp; cái thiện chứng biếng ăn, hỗ trợ điều trị sỏi mật sỏi thận và lợi tiểu,…Giảo cổ lam: hay còn được gọi là Cổ yếm, trường sinh thảo, có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum thuộc họ bí. Cây là loài thân thảo, có tua cuốn ở nách lá giúp cho cây mọc leo, hoa đơn tính khác gốc. Giảo cổ lam mọc nhiều ở những vùng núi rừng ôn đới, nhiệt đới như tại Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,… tại Việt Nam loài cây này mọc ở Sapa, Hòa Bình. từ xa xưa tại Trung Quốc, Giảo cổ lam là vị thuốc quý, chỉ có vua chúa mới sử dụng để tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi xuân cho các phi tần,… trong giảo cổ lam có một lượng lớn Saponin, flavonoid, các chất kháng và vitamin có lợi cho sức khỏe con người, nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng hàm lượng saponin trong giảo cổ lam gấp 3-4 lần nhân sâm. Bộ phận dùng làm thuốc của cây này là lá, có rất nhiều tác dụng như: kích thích hệ miễn dịch, tăng cường chức năng gan do cơ chế tăng thải độc và chữa trị tế bào gan bị tổn thương; hạ cholesterol máu, điều trị chứng tăng huyết áp,.. từ đó góp phần cải thiện, phòng ngừa bệnh lý tim mạch; giảm đường huyết nên thường được dùng thêm cho bệnh nhân bị tiểu đường; tăng lưu thông máu não, hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu, phòng ngừa chứng tai biến mạch máu não;… cùng rất nhiều tác dụng tuyệt vời khác.Nhân trần: còn có tên gọi khác là chè nội, chè cát, tên khoa học là Adenosma glutinosum, thuốc họ mã đề. Nhân trần là loài cây thân thảo, sống lâu năm, cao khoảng 0.5-1m, toàn cây có lông bao phủ, mùi thơm đặc trưng, toàn cây được dùng làm thuốc. nhân trần phân bố nhiều ở vùng nhiệt đới, và một số nước Châu u, tại Việt Nam cây được trồng nhiều ở các khu vực đồi núi như phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc,… cây thường được thu hoạch vào khoảng tháng 4-7, lúc nở hoa, sau đó được rửa sạch và đem phơi khô. Trong Nhân trần có chứa nhiều tinh dầu có thành phần hóa học như Capilen, xeton, pinen, và các chất chống oxy hóa như flavonoid, coumarin, polyphenol. Theo Đông Y, nhân trần có tính vị đắng cay, hơi hàn, được quy vào kinh can, tỳ, vị, đởm; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, điều trị các triệu chứng như bí tiểu, hoàng đản, loét viêm da do phong thấp. trong y học hiện đại, các nhà khoa học đã tìm thấy thêm nhiều tác dụng nữa của nhân trần bao gồm: tác dụng kích thích tăng tiết mật, diệt khuẩn giúp hỗ trợ điều trị viêm cầu não, viêm phổi, tăng cường chức năng gan, cân bằng đường huyết, hạ huyết áp ở bệnh nhân bị cao huyết áp, phòng ngừa ung thư,… ngoài ra còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.Ích mẫu: có tên khoa học là Leonurus japonicus, thuốc họ hoa môi. ở nước ta, cây mọc hoang ở những nơi đất ẩm như ven sông, suối, bờ ruộng, phát triển mạnh vào mùa đông. Trừ rễ ra thì tất cả các bộ phận của cây defu dược dùng làm thuốc, lá thường được thu hoạch vào tháng 5-7 còn quả thì thu vào tháng 8-10. Trong ích mẫu có một lượng lớn các chất: alkaloid, saponin, flavonoid, , tanin và lượng nhỏ tinh dầu. loài cây này được mệnh danh là bạn đồng hành của chị em phụ nữ, đặc biệt là với phụ nữ sau sinh. tác dụng của cây được thể hiện ngay ở tên gọi “ích mẫu” trong đó ích có nghĩa là lợi ích, mẫu là mẹ, tác dụng lớn nhất của ích mẫu là điều kinh, chỉ thống do đau bụng kinh, lợi sữa, tiêu viêm,… ngoài ra vị này còn có tác dụng giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện bệnh tim mạch, bệnh về tuần hoàn; tăng lượng máu lên não giúp kích thích não, giảm tình trạng mệt mỏi, uể oải; Ngoài ra còn có công dụng diệt khuẩn do cơ chế ức chế sự phát triển của vi khuẩn.Chi tử: còn có tên gọi khác là mộc ban, tiên tử, tên khoa học là Gardenia jasminoides ellis, thuộc họ cà phê. Đây là một là thảo dược quý, cây nhỏ, lá mọc vòng, hoa đơn màu trắng có mùi thơm, quả thuôn hình bầu dục. cây phân bố rải rác ở nhiều nơi trên cả nước, bộ phận dùng làm thuốc là quả khô, được thu hoạch vào sau tiết Hàn lộ, khi đó quả đã màu vàng. Theo y học cổ truyền, chi tử có tính vị đắng, hàn quy kinh tâm, vị, phế, có công dụng: điều trị chứng mất ngủ, bứt rứt, khó chịu, khó tiểu; giúp thanh nhiệt giải độc, tác dụng lương huyết, lợi mật; chỉ huyết, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại; giúp ổn định huyết áp ở những người thường xuyên bị huyết áp cao;…Các công dụng của Đại Kiện Can dành cho cơ thể là:Nâng cao chức năng gan, phòng ngừa viêm gan, xơ gan, giúp hỗ trợ hồi phục tế bào gan bị tổn thương và phát triển các tế bào gan mới.Giúp thanh nhiệt giải độc, đào thải độc tố, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, tăng cường miễn dịch giúp cơ thể phòng tránh được các bệnh do virus, vi khuẩn gây ra. Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.Phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ bị bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch.Đối tượng sử dụng: Người thường xuyên uống rượu bia, người làm công việc thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại gây tổn thương gan.Người bị mắc bệnh viêm gan, xơ gan, suy giảm chức năng gan, bị chứng men gan tăng cao,…. Thường xuyên xuất hiện các triệu chứng như: nổi mẩn, ban đỏ, ngứa, ung nhọt, chán ăn, vàng da, vàng mắt, đầy bụng khó tiêu,…Hướng dẫn sử dụng Đại Kiện Can hiệu quảUống 3 viên/ lần, ngày uống 3 lần. Hãy uống với 30-40ml nước ấm, nuốt cả viên để đảm bảo còn nguyên tác dụng khi vào cơ thể.Một liệu trình là 2 hộp, bạn nên sử dụng hết liệu trình để đạt được hiệu quả cao nhất. </H2> |
Social
Social Data
Cost and overhead previously rendered this semi-public form of communication unfeasible.
But advances in social networking technology from 2004-2010 has made broader concepts of sharing possible.